Hiện nay có rất nhiều ý kiến lầm tưởng; Thậm chí có những định kiến không đúng về nghề bảo vệ. Bởi người ta cho rằng, những người không bằng cấp là những người vô học và không đáng để được coi trọng. Vậy những định kiến và suy nghĩ đó có thật sự đúng khi nói về nghề bảo vệ không? Quý độc giả cùng tìm hiểu tâm sự nghề bảo vệ cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tâm sự về nghề bảo vệ
Vào hôm đó khi tôi đang đi dạo ở khu trung tâm thương mại; Bỗng bắt gặp một bác bảo vệ đang đứng canh giữ đồ. Tôi tiến lại gần hỏi thăm chú, chú rất vui mừng và đứng tâm sự với tôi về câu chuyện của nghề. Chú nói: Khi nhắc tới nghề bảo vệ; Trong ý nghĩ của mỗi người sẽ có những nhận định về bảo vệ như: Nghề bảo vệ chỉ dành cho những kẻ lười biếng; Nghề bảo vệ là nghề dành cho những người không có học thức, thấp kém nhất của xã hội….
Nghe thấy những lời nói đó chú thật sự rất buồn; Vì chỉ những ai trong nghề mới thấu hiểu hết những khó khăn và vất vả của nghề mang lại. Nghề bảo vệ là nghề thức cho người khác ngủ, thậm chí là hy sinh niềm vui của mình cho người khác.
Chú kể: Những ngày lễ tết, tất cả mọi người đều tất bật chuẩn bị hành lý để về quây quần bên gia đình, vợ con. Còn chú thì vì nhiệm vụ nên phải ở lại canh gác. Chú về thì ai sẽ là người giữ an ninh, an toàn đây.
![Tâm sự nghề bảo vệ](/wp-content/uploads/2023/12/tam-su-nghe-bao-ve-1.jpg)
Nghe tới đây tôi có chút chạnh lòng thay cho chú. Nhìn vẻ bề ngoài ai cũng kêu là bảo vệ có làm gì đâu; Chỉ suốt ngày ăn không ngồi rồi. Nhưng có mấy ai biết được công việc cực nhọc, khó khăn như thế nào. Chú nói rằng, dù ít học hay học nhiều thì vẫn phải hiểu rõ đạo lý làm người; Không có điều kiện để trau dồi cái tài nên đức phải tốt. Vì chung quy lại thì cái đức vẫn là cái cốt lõi của con người.
2. Nghề bảo vệ có đáng bị xem thường
Dù ở cương vị nào hay nghề nào cũng vậy. Mỗi ngành nghề đều mang lại một giá trị nhất định cho xã hội. Mỗi người làm một nhiệm vụ khác nhau. Chính vì vậy không thể khẳng định rằng bảo vệ là nghề ít học, nhàn rỗi và dành cho những người lười. Chính vì điều này nên chúng ta phải hiểu được rằng phải tất cả tôn trọng tất cả các ngành nghề và nghề bảo vệ cũng không ngoại lệ.
Chúng ta phải có một cái nhìn khách quan và nhìn nhận để đánh giá về nghề bảo vệ một cách tôn trọng và văn minh hơn.
![Tâm sự nghề bảo vệ](/wp-content/uploads/2023/12/Tam-su-nghe-bao-ve.jpg)
Những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc từ chính những người lớn sẽ ảnh hưởng đến những đứa trẻ. Trường hợp xấu sẽ làm cho đứa trẻ thái độ không tốt, khiến cho nghề bảo vệ ngày càng bị xem thường hơn. Chỉ vì một sai sót đó sẽ dẫn đễn nhiều sai lầm khác. Tạo cho những đứa trẻ có những định kiến không đúng về nghề bảo vệ.
Xem thêm: Nghề bảo vệ cần được tôn trọng
3. Những khó khăn của nghề bảo vệ
Dân gian ta từng có câu nói: “Đừng bao giờ nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một con người”. Điều này thật sự đúng và tâm đắc với nghề bảo vệ. Trong mắt nhiều người, nghề bảo vệ là một nghề chỉ dành cho những người lười biếng, không cần suy nghĩ, toan tính nhiều. Nhưng những ý nghĩ đó thật sự sai lệch vì đằng sau đó không đơn giản nghề bảo vệ chỉ ngồi không.
Mỗi ngành nghề đều có những áp lực và khó khăn riêng, và nghề bảo vệ cũng không hề ngoại lệ. Bảo vệ là một nghề:
- Có thời gian làm việc nhiều, không cố định và chúng ta vẫn hay gọi là: “Thức cho người khác ngủ”
- Đối mặt trực tiếp với những nguy hiểm, rủi ro. Đây được xem là nghề có rủi ro cao, trường hợp xấu có thể xảy ra những vụ việc liên quan đến an toàn về tính mạng.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe. Bảo vệ là một nghề có đặc thù là mang lại an ninh, thì việc canh gác trong trời nắng, mưa là điều không thể tránh khỏi. Cũng chính vì điều đó đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bảo vệ.
4. Đừng bao giờ coi thường nghề bảo vệ
Không có nghề nào đúng pháp luật mà được coi là thấp hèn. Và cũng không có nghề nào mà không được coi trọng cả. Những ai xem thường nghề bảo vệ, là vì họ không hiểu được hết tính chất và tầm quan trọng của nghề mang lại. Làm người, chúng ta không nên vội vàng đánh giá theo suy nghĩ của bản thân. Thay vào đó chúng ta hãy đặt vị trí của mình vào bản thân của người khác.
Đức – Tài – Ý nghĩa, giá trị của bản thân là điều vô giá. Từ những lẽ đó, con người chúng ta phải biết thấu hiểu, tôn trọng nghề bảo vệ hơn. Vì nhờ những anh hùng thép đó chính là người góp vào nền an ninh, trật tự cho xã hội.
Chúng tôi luôn hiểu được suy nghĩ, nỗi nhọc nhằn của từng bảo vệ. Hiểu được cả việc nghề bảo vệ bị xem thường ra làm sao. Bởi đó chúng tôi luôn có những chính sách tốt cho toàn thể cán bộ công nhân viên khi làm việc tại công ty.
(Nguyễn Hà)