Hiện nay, bảo vệ là một ngành nghề đang hot và thu hút nhiều lao động. Nhìn chung, công việc hàng ngày của bảo vệ là không khó. Thế nhưng, ở mỗi công ty khác nhau, lại có những quy chế làm việc khác nhau. Bắt buộc các nhân viên bảo vệ phải thực hiện đúng các nội quy, và nghiêm túc trong công việc. Vậy quy chế làm việc của bảo vệ có những yêu cầu gì, và cần phải lưu ý những điểm nào. Quý độc giả hãy cùng PMV tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng về quy chế làm việc của bảo vệ
Quy chế làm việc là điều cực kỳ cần thiết và quan đối với mỗi công ty, xí nghiệp. Đây là một chuẩn mực vô cùng cần thiết và bắt buộc phải có ở trong văn hóa công ty.
Mục tiêu hàng đầu của nghề bảo vệ là đảm bảo an toàn, tính mạng, và tài sản nơi làm việc. Chính vì vậy khi nhận việc, các nhân viên bảo vệ thường được trang bị kỹ các kỹ năng vần thiết và cơ bản nhất. Đội ngũ nhân viên được huấn luyện bài bản từ vấn đề tuân thủ nội quy bảo vệ tới nghiệp vụ, để trở thành một nhân viên bảo vệ mẫu mực và đúng tiêu chuẩn.
Ở mỗi công ty, xí nghiệp khác nhau đều có những nội quy và quy chế riêng của công ty mình. Khi thực hiện tốt những quy chế này, nhân viên bảo vệ mới rõ ràng mục tiêu bảo vệ của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Những nội quy về quy chế làm việc của bảo vệ
Ở mỗi công ty khác nhau, đều sẽ có những nội quy và quy chế khác nhau. Thế nhưng, nhằm đáp ứng cho nhu cầu và mục đích của công ty thì các nhân viên bảo vệ vẫn phải nắm rõ và tuân thủ đúng các chuẩn mực đó. Và dưới đây là những nội dung về quy chế làm việc của bảo vệ.
- Các nhân viên bảo vệ khi vào ca trực tuyệt đối phải tuân thủ quy định. Tuyệt đối không được tự ý rời vị trí khi chưa được cho phép từ cấp trên và có người tới thay thế.
- Các nhân viên bảo vệ phải mặc đúng trang phục theo quy định của công ty và giữ gìn trang phục sạch sẽ, nghiêm chỉnh.
- Khi nhận bàn giao ca trực, các bảo vệ phải tới đúng giờ quy định và thậm chí là phải đến trước 15 phút để chuẩn bị cho trước khi nhận bàn giao ca trực.
- Không được phép gây gỗ, đánh nhau gây rối trật tự. Ăn nói lễ phép đúng chuẩn mực và tác phong của một nhân viên bảo vệ.
- Luôn luôn phải có thái độ hòa nhã, lịch sự và nghiêm túc với khách hàng, thể hiện tinh thần văn hóa, văn minh nơi làm việc
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như bia, rượu và chất gây nghiện trong ca trực.
- Các nhân viên bảo vệ phải thực hiện đúng các nội quy của bảo vệ: bao gồm xin nghỉ việc hoặc nghỉ phép theo đúng nội quy của công ty. Không được tự ý nghỉ việc khi chưa được sự đồng ý của cấp trên.
- Biết ghi chép sổ sách, sổ trực để đảm bảo cho các bộ phận khác có thể nắm rõ được các sự việc và các tình huống xảy ra.
Những quy định khi nhân viên bảo vệ làm việc tại mục tiêu
Thay đổi vị trí trực khi đang trực
Thay đổi vị trí trực khi đang trực là việc được thực hiện ở hầu hết các mục tiêu công ty. Việc thay đổi vị trí bảo vệ khi đang trực nhằm giúp cho các anh em nhân viên đỡ bị nhàm chán, và không bị buồn ngủ. Ngoài ra, khi hoán đổi vị trí như vậy, sẽ giúp cho công việc của anh sẽ sẽ được nhẹ nhàng hơn. Bởi vì, đôi khi trong một mục tiêu, thường sẽ có vị trí này vị trí kia, không đồng đều. Tuy nhiên, khi thay hoán đổi vị trí cần phải có quy định cụ thể. Nếu không có cá quy chế chặt chẽ thì sẽ dễ bị lạm dụng và mang lại hậu quả tiêu cực.
Khi đang trực được điều đi tăng cường hỗ trợ vị trí khác
Việc nhân viên bảo vệ được điều đi tăng cường hỗ trợ vị trí khác là một điều cực kỳ quen thuộc. Trong một mục tiêu có nhiều vị trí, mà một trong số các vị trí đó có sự cố, hoặc cần được hỗ trợ, thì ca trưởng trở lên có quyền điều động nhân viên ở vị trí khác đến hỗ trợ, phối hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Trong trường hợp mục tiêu xảy ra hảo hoạn, trộm cắp, gây rối, đánh lộn hoặc có các sự cố an ninh nghiêm trọng khác thì các vị trí gần nhất phải chủ động đến hỗ trợ mà không cần có sự điều động của chỉ huy trưởng. Trừ trường hợp nhân viên bảo vệ tự ý rời mục tiêu của mình, có thể gây nguy hại đến an ninh, an toàn cho mục tiêu.
Huy động lực lượng tăng cường cho Mục tiêu
Trong mọi trường hợp Mục tiêu xảy ra sự cố nghiêm trọng như: hỏa hoạn, trộm cắp, gây rối, đánh lộn, đình công hoặc các sự cố nghiêm trọng khác thì các nhân viên bảo vệ dù đang nghỉ ngơi ở nhà cũng phải lập tức đến mục tiêu để hỗ trợ. Các Ca trưởng, Đội trưởng có quyền gọi điện thông báo và yêu cần bạn đến hỗ trợ. Nhân viên đến tăng cường hỗ trợ sẽ được chấm công, tính lương. Nhân viên nào cố tình không đến sẽ bị kỷ luật.
Chịu trách nhiệm pháp lý về nhiệm vụ được giao tại vị trí
Nhân viên bảo vệ làm việc tại vị trí nào thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vị trí đó. Trách nhiệm bao gồm: sự sơ suất, sự lơ là, sự thiếu trách nhiệm, sự sai sót các quy định và nhiệm vụ của vị trí. Nhân viên phải chịu trách nhiệm tại vị trí đó từ vào nhận ca cho đến khi hết ca trực của mình.
Chỉ huy các cấp phải chịu trách nhiệm pháp lý với vị trí mình đảm nhiệm.
Chỉ huy cấp trên chịu trách nhiệm liên đới nếu cấp dưới làm sai.
Việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ là công việc của những cán bộ, chỉ huy các cấp. Cấp trên sẽ đào tạo cho các cấp dưới, cấp dưới tuân theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Ca trưởng đào tạo cho nhân viên trong ca. Đội tưởng đào tạo cho Ca trưởng và Nhân viên trong đội. Chỉ huy khu vực đào tạo cho các Đội trưởng, Ca trưởng, Nhân viên. Cứ như vậy theo phân cấp mà thực hiện. Đây là những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc,
Hàng ngày, mỗi khi đến kiểm tra các chỉ huy phải kết hợp đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên, gồm:
- Những yêu cầu, quy định của khách hàng,
- Cuốn sổ tay nhân viên bảo vệ
- Bản mô tả nhiệm vụ tại vị trí,
- Phương án bảo vệ của Mục tiêu,
- Các Nội quy, Quy chế, Quy định của công ty.
Thông tin chi tiết về công ty dịch vụ bảo vệ Phát Minh Vượng:
Facebook: Bảo vệ PMV
Website: Công ty bảo vệ sài Gòn
Tiktok: Phát Minh Vượng
Youtube: Dịch vụ bảo vệ Phát Minh Vượng
Quý khách hàng có thể liên hệ với PMV qua số Hotline: 1900 63 38 38
(Nguyễn Hà)